Giảm mũi đầu và cuối hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên và mũi cuối cùng trên cùng 1 hàng. Hàng tiếp theo (mặt trái) đan bình thường. Nghĩa là bạn chỉ giảm (tăng) mũi ở mặt phải của sản phẩm. Ví dụ như hình sau :
Ở chart chi tiết, bạn có thể hiểu là ở hàng thứ 5, hai mũi đầu tiên đan mũi xuống chập 2 (giảm mũi bên phải), đan bình thường đến hết hàng, còn hai mũi cuối cùng thì đan mũi giảm bên trái. Sau đó đan tiếp 3 hàng bình thường, rồi lại giảm mũi ở hàng thứ 9, v.v.
Đối với chart rút gọn, để mô tả các mũi cần giảm người ta dùng ký hiệu được viết màu đỏ 4-1-3, có ý nghĩa là : mỗi 4 hàng, giảm 1 mũi, thực hiện giảm 3 lần như vậy. Nếu ký hiệu này được chỉ đến 2 bên sản phẩm (bằng các mũi tên), nghĩa là bạn phải giảm đồng thời 2 bên, nếu chỉ chỉ về 1 bên, nghĩa là bạn chỉ giảm 1 bên mép của sản phẩm.
Với cách ký hiệu 4-1-3 ta có thể có nhiều cách thực hiện như sau.
1. 2. 3. 4. 5.
Cách thứ nhất (hình 1) bắt đầu giảm từ hàng thứ 1, sau đó cứ mỗi 4 hàng giảm 1 mũi thêm 2 lần nữa.
Cách thứ hai bắt đầu giảm từ hàng thứ 2, ... cách thứ 5 bắt đầu giảm từ hàng thứ 5. Cách nào cũng đúng nên bạn có thể chọn cách mà bạn thích. Tuy nhiên nên tránh cách 2 và 4 (vì nó giảm ở mặt trái của sản phẩm), và cách 5 là cách được khuyên dùng đối với các mẫu đan của Nhật.
Giảm mũi đầu hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên ở tất cả các hàng, nghĩa là sẽ giảm (tăng) mũi ở cả mặt phải và mặt trái, và chỉ ở mũi đầu tiên của hàng, bằng cách dùng mũi chập 2 (giảm bên phải) hoặc mũi kết thúc, sau khi giảm đan bình thường đến hết hàng, sau đó quay ngược lại (mặt trái), giảm mũi tương tự ở đầu hàng cũng với mũi chập 2 hoặc mũi kết thúc theo hướng dẫn. Ví dụ như hình sau :
Chi tiết Rút gọn
Cách giảm mũi này tránh việc giảm mũi cuối hàng (vì mũi giảm bên trái khó thực hiện). Tuy nhiên cách này làm cho sản phẩm hơi bất cân xứng một chút. Tuy nhiên sự bất cân xứng này không đáng kể và có thể chấp nhận được.
Post a Comment